Sau khi bị giết chết Lê_Duy_Lương

Mặc dù Lê Duy Lương không còn nữa, nhưng cuộc nổi dậy do ông làm "minh chủ" vẫn chưa chấm dứt. Khoảng ba năm sau (1836), các thủ lĩnh họ Quách, họ Đinh chạy thoát, lại suy tôn một người họ Lê khác tên là Lê Duy Hiển làm "minh chủ", chuyển địa bàn hoạt động sang vùng Quan Hóa, Cẩm Thủy, Lang Chánh (vùng thượng du Thanh Hóa). Vua Minh Mạng lại phải cử các tướng là Tạ Quang Cự, Phạm Văn Điển, Trương Đăng Quế đi đối phó. Đến giữa năm 1838, thì cuộc đấu tranh này mới thật sự chấm dứt[9].

Vì có chuyện Lê Duy Lương dấy binh, cho nên nhà vua truyền bắt dòng dõi nhà Lê đem đày vào ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Cứ chia cho 15 người ở một huyện và phát cho 10 qua tiền và 2 mẫu ruộng để làm ăn[10].

Mãi đến Tự Đức năm thứ hai (1849), nhờ lời tâu của Thái bảo Tạ Quang Cự và Đại học sĩ Võ Xuân Cẩn, nhà vua chấp thuận cho sửa sang đền miếu nhà Lê, cấp tự điền và cử người coi sóc các nơi ấy. Con cháu nhà Lê đều được tùy tiện chọn nơi yên ở [11].